
ĐHĐCĐ thành lập Vissan ngày 28/5 tại TP.HCM – Ảnh: BizLIVE.
Vissan sẽ trở thành thương hiệu nổi tiếng ASEAN
Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghiệ Súc sản được UBND TP.HCM quyết định thực hiện cổ phần hóa vào tháng 12/2014.
Sau một năm. Giá trị doanh nghiệp được xác định trên 1.638 tỷ đồng, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 809 tỷ đồng.
Ngày 31/12/2015, UBND TP.HCM đã phê duyệt phương án và chuyển công ty thành công ty cổ phần, theo đó vốn điều lệ khi cổ phần hóa là 809 tỷ đồng, Nhà nước nắm giữ 65%, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 6,02%, cổ phần bán cho Công đoàn cơ sở Vissan là 0,98%, cổ phần bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư thông thường là 14% và cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 14% vốn điều lệ.
Vissan đã thực hiện bán 14% cổ phần cho nhà đầu tư thông thường với giá đấu bình quân thành công là 80.000 đồng/cổ phần.
Sau đó, giá bán 14% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là 121.000 đồng/cổ phần cho Massan và Massan đã trở thành cổ đông chiến lược của Vissan.
Tại đại hội đồng cổ đông thành lập, ban lãnh đạo Vissan sẽ trình cổ đông thông qua 07 tờ trình về: Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty; Tờ trình về số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ I (2016 – 2020); Tờ trình phương án sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020; Tờ trình thông qua kế hoạch đăng ký giao dịch UpCom/niêm yết cổ phiếu…
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh 2016 – 2020, Vissan hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu nổi tiếng tại ASEAN trong lĩnh vực thực phẩm chế biến.
Dự kiến vốn điều lệ của Vissan không tăng trong 5 năm tới.
Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt mức 17% năm 2016 và đạt 15% năm 2020.
Thu nhập bình quân 7,7 – 8,5 triệu đồng/người/tháng.
Tỷ lệ cổ tức hằng năm 5%
Lợi nhuận sau thuế ở mức 99 tỷ đồng năm 2016 và 2017, mức 106 tỷ đồng năm 2018, mức 91 tỷ đồng năm 2019 và 52 tỷ đồng năm 2020.

Lý do giảm mạnh lợi nhuận năm 2019 và 2020 được ban lãnh đạo Vissan đưa ra là trong năm 2019 công ty đưa cụm nhà máy chế biến ở Long An dự kiến đi vào hoạt động nên chi phí lãi vay và chi phí khấu hao sẽ tăng.
05 thành viên của HĐQT Vissan
Tại ĐHĐCĐ thành lập, các cổ đông sẽ bầu ra 5 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2016 – 2020.
06 thành viên ứng cử vào HĐQT gồm:
1. Nguyễn Ngọc An – Phó tổng giám đốc Vissan
2. Trần Ngọc Đăng – Phó giám đốc Tài chính kế toán, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)
3. Nguyễn Phúc Khoa – Phó tổng giám đốc, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)
4. Phạm Trung Lâm – Tổng giám đốc công ty cổ phần Dinh Dưỡng Nông nghiệp Quốc tế, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Masan Consumer
5. Văn Đức Mười – Tổng giám đốc Vissan
6. Nguyễn Đăng Quang – Giám đốc Phát triển thị trường tài chính, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Kết quả, 05 ứng viên đã trúng cử là thành viên HĐQT của Vissan nhiệm kỳ 2016 – 2020 gồm:
1. Nguyễn Ngọc An – Phó tổng giám đốc Vissan
2. Trần Ngọc Đăng – Phó giám đốc Tài chính kế toán, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)
3. Nguyễn Phúc Khoa – Phó tổng giám đốc, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)
4. Phạm Trung Lâm – Tổng giám đốc công ty cổ phần Dinh Dưỡng Nông nghiệp Quốc tế, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Masan Consumer
5. Văn Đức Mười – Tổng giám đốc Vissan.
Ông Phạm Trung Lâm trúng cử với tỷ lệ cao nhất là 123,68% vào HĐQT.
Ông Nguyễn Đăng Quang chỉ đạt tỷ lệ phiếu bầu là 13,15% nên không trúng cử vào thành viên HĐQT của Vissan nhiệm kỳ 2016 – 2020.
03 ứng viên ứng cử thành viên Ban kiểm soát đều trúng gồm:
1. Đoàn Thị Mỹ Duyên – Kế toán trưởng công ty cổ phần tập đoàn Masan
2. Nguyễn Kim Khánh – Phó trưởng phòng, Phòng Tài chính kế toán Vissan
3. Hoàng Thị Kim Phượng – Phòng Kế hoạch và Đầu tư Tài chính Satra
Ông Nguyễn Kim Khánh trúng cử tỷ lệ cao nhất vào Ban kiểm soát là 112,84%.